Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ 01   Hỗ trợ 02
Hotline
0915162444
0981195528
0902215528
Sales.ikyo@gmail.com
Sales.ikyo@gmail.com
LIÊN HỆ

Parts Feeder – Bộ rung cấp linh kiện là gì?

Posted by admin on Tháng Ba 07, 2020  /   Posted in Tin tức

Giới thiệu về vai trò của Parts Feeder:

Hãy tưởng tượng bạn có quá nhiều linh kiện, sản phẩm nhỏ mà bạn muốn sắp xếp chúng thành 1 trật tự duy nhất mà bạn mong muốn nhưng bạn không thể đủ nhận lực để lúc nào cũng đứng cầm từng linh kiện quay đúng chiều mong muốn và xếp ra.

Vậy sắp linh kiện thẳng hàng trật tự để làm gì?

Parts Feeder chính là một phần quan trọng của dây chuyền sản xuất hay lắp ráp. Thông thường Parts Feeder sẽ là phần đầu tiên của dây chuyền. Đầu ra của Parts Feeder  sẽ là đầu vào của dây chuyền tiếp theo, có thể là máy lắp ráp, kiểm tra hay tạo thuận lợi cho robot gắp lắp ráp. Nếu các linh kiện hay sản phẩm không có trật tự nhất định thì phần tiếp theo của dây chuyền hoặc dây chuyền kế tiếp sẽ nhận linh kiện với nhiều chiều khác nhau. Như vậy thì việc lắp đặt sẽ sai so với thiết kế, thậm chí có thể phá hủy sản phẩm, gây tắc nghẽn và gây dừng cả một dây chuyền sản xuất.

Phần cấu tạo của Parts Feeder gồm những gì?

Các bộ phận chính của Parts Feeder:

PF được chia làm 2 phần chính, đó là Bowl FeederLinear Feeder

Bowl Feeder (BF) là phần phễu tròn (Bowl), chứa linh kiện, phần đáy nhô lên ở giữa mục đích làm cho linh kiện chạy ra xung quanh đáy phễu mà ko tập trung ở giữa. Trên thành phễu được hàn thanh kim loại hình xoắn ốc, đây là đường chạy của linh kiện khi phễu rung. Linh kiện chạy theo đường này và từ dưới đáy phễu đi lên trên. Đường chạy này được gia công tùy theo hình dáng linh kiện nằm trong phễu, linh kiện khác nhau thì đường chạy này chả cái nào giống cái nào. Mục đích của đường chạy này, thứ nhất là dẫn hướng cho linh kiện, 2 là được gia công thêm vào các góc, viền rãnh… để linh kiện sắp vào đúng chiều, nếu linh kiện sắp không đúng chiều, nó sẽ bị rơi xuống lại đáy phễu do có cơ cấu gạt hay còn gọi là bẫy linh kiện. Đây là nghệ thuật của nhà chế tạo và gia công.

Bẫy linh kiện

Với 1 loại linh kiện chúng ta có nhiều cơ chế để bẫy khác nhau, tùy theo tư duy của mỗi đơn vị chế tạo. Mỗi 1 Bowl cũng có thể có 1 hay nhiều bẫy mục đích cuối cùng là để linh kiện chạy theo đúng hướng mong muốn.

Phễu được gắn trên 1 bộ rung, mục đích của bộ trung là tạo dao động, dao động này truyền đến linh kiện, làm nó di chuyển, điều đặc biệt là nó sẽ di chuyển theo 1 hướng vòng tròn nhất định và chạy vào đường dẫn để đi lên.

Cấu tạo Parts feeder
  • Bộ rung chia ra làm 2 loại, 1 là tạo rung bằng motor, 2 là tạo rung bằng cuộn dây khi cấp điện vào. Bộ rung được gắn với bộ điều khiển để chỉnh tần số rung, tần số cao thì linh kiện chạy nhanh, tần số thấp thì chạy chậm, tuy nhiên, cao quá hay thấp quá thì linh kiện cũng ko chạy được.

Linear Feeder (LF) có khi còn được gọi là In-line feeder, là bộ rung thẳng là phần được nối tiếp vào đầu ra của BF, nhiệm vụ của BF chỉ là sắp xếp linh kiện theo đúng hướng, sau đó LF sẽ sắp xếp chúng thành 1 hàng và đưa vào công đoạn kế tiếp (máy hay robot gắp linh kiện để lắp ráp). LF cũng tương tự như BF. BF làm cho linh kiện chạy theo hình xoắn ốc, còn LF làm cho linh kiện chạy tịnh tiến (linear). Cấu tạo của LF cũng gần giống như BF, gồm thanh dẫn hướng được gắn trên bộ rung. Khi LF hoạt động, tức là rung, linh kiện chỉ chạy theo 1 hướng duy nhất. LF cũng có bộ điều khiển của nó để điều chỉnh tần số rung. Phía cuối của LF có thể gắn thêm cảm biến, nối với bộ điều khiển, khi cảm biến phát hiện đầy linh kiện trên LF, bộ rung sẽ dừng lại, khi linh kiện trên LF trên bị thiếu hụt, bộ rung hoạt động, dẫn linh kiện chạy ra tiếp tục.

Linear feeder

Bộ rung của BF được lựa chọn vào nhiều thông số trong đó thông số chính là tổng số linh kiện và khối lượng của chúng, từ đó lựa chọn công suất lớn hay nhỏ.

Bộ rung của LF được lựa chọn dựa trên khối lượng, chiều dài và khối lượng của thanh dẫn hướng đặt ở trên. Nếu công suất bộ rung thẳng nhỏ hoặc chiều dài của thanh dẫn hướng quá dài, sẽ dẫn đến trình trạng linh kiện chạy được nửa đường và không thể chạy tiếp. Nhiều linh kiện nặng, khó di chuyển, sẽ được hỗ trợ di chuyển bằng cách thổi 1 dòng khí vào cùng hướng.

Các lựa chọn bổ sung khi chế tạo Parts Feeder – Bộ cấp phôi:

  • Lựa chọn phương pháp hạn chế tiếng ồn cho Parts Feeder.

PF tạo ra tiếng động bằng cách rung, do vậy nó tạo ra tiếng ồn cũng kha khá, đối với các hãng chế tạo bộ rung, hàng càng xịn thì độ ồn càng thấp. Cái này ở VN cũng có người chế tạo, nếu làm không tốt thì ở trong xưởng cứ như là chưa máy bay vậy, thử tưởng tượng vài cái đặt gần nhau, ồn không chịu nổi.

Option 1: Làm phần che cách âm cho PF (Sound-proof cover), làm hay không tùy thuộc vào yêu cầu của KH

Nếu linh kiện của bạn là nhựa, đặc biệt là màu trắng, khi rung sẽ tạo ra ma sát với BF, làm bề mặt linh kiện bị đen, trầy xướt, giảm độ thẩm mỹ.

Option 2: Phủ bề mặt BF bằng chất liệu PU hoặc Urethane.

Công nghệ phủ PU bề mặt
  • Bổ sung thêm phần dự trữ linh kiện (hopper) cho Parts Feeder

Đối với các linh kiện dễ kẹt với nhau hoặc yêu cầu sản xuất cần có lượng linh liện lớn dự trữ cho Bowl Feeder chạy trong 1 thời gian dài không cần bổ sung thì tùy chọn hiệu quả nhất thay vì làm cho Bowl lớn lên là bổ sung thêm hopper để dự trữ linh kiện. Linh kiện sẽ đựng trong hopper và cấp dần 1 lượng vừa phải mỗi lần, đảm bảo cho Bowl chạy ổn định.

Phễu dự trữ linh kiện (hopper)

Một lưu ý nho nhỏ là lượng linh kiện không đều chứa trong Bowl cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Bowl.

MT S THÔNG S CN CHÚ Ý KHI YÊU CU CH TO B PHU RUNG CP LIU

  1. Năng suất là bao nhiêu (linh kiện/phút)
  2. Sức chứa của phễu rung (bao nhiêu linh kiện)
  3. Có cần Hopper hay không
  4. Độ thẩm mỹ của linh kiện như thế nào
  5. Điện áp, tần số nguồn cấp cho bộ rung
  6. Hướng ra của linh kiện như thế nào.
  7. Chiều cao và dài đầu ra của LF (do phải phụ thuộc vào cơ cấp chấp hành của line kế tiếp)

ĐIỂM QUAN TRỌNG NHẤT CỦA HỆ THỐNG PARTS FEEDER:

Tất cả các bộ phận: Bowl feeder, Linear cần được đặt trên mặt phẳng cố định, phần chân đế được gồng chắc chắn, đảm bảo không có bất kì dao động nhỏ nào. Trường hợp mặt phẳng và phần chân đế không chắc chắn có thể dẫn đến Bowl bị dịch chuyển khỏi vị trí khi hoạt động hoặc ở trạng thái không cân bằng có thể ảnh hưởng đến việc linh kiện đi qua bẫy không ổn định, dễ lọt các linh kiện ngược chiều qua bẫy.

Các bạn có thể tham khảo thêm các dạng linh kiện, các dạng Bowl feeder của IKYO để có thể hình dung rõ hơn về cấu tạo cũng như cơ chế hoạt động của từng loại.

Tìm kiếm liên quan:

Parst feeder

Post a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*

  • Văn phòng miền Bắc

    Công Ty TNHH Kỹ Thuật IKYO Việt Nam

    Sân Golf Phương Đông, Đường Tân Mỹ, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Tel: 0915.162.444 – Fax: +08 333350915

    Hotline: 0915.162.444

    Email: Sales.ikyo@gmail.com

    Website: http://ikyo.net/

  • Văn phòng miền Nam

    Công Ty TNHH Kỹ Thuật IKYO Việt Nam

    311 Hoàng Hữu Nam, P. Tân Phú, Q.9, TPHCM

    Tel: 098.119.5528- Fax: +84 901233328

    Hotline: 098.119.5528

    Email: Sales.ikyo@gmail.com

    Website: http://ikyo.net/

  • Fanpage